Văn hóa tắm Onsen – suối nước nóng nổi tiếng Nhật Bản đã trở thành nét đặc trưng trong đời sống của con người tại đây. Theo đó, suối nước nóng được gọi là “onsen”. Trong đó, “on” () có nghĩa là ấm, nóng còn gọi là “sen” () nghĩa là suối. Tắm suối nước nóng tồn tại trong đời sống người Nhật trừ lâu và trở thành điểm hút khách du lịch đến thăm “xứ sở mặt trời mọc”. Nguồn gốc và sự ra đời của suối nước nóng thì không phải ai cũng biết. Ngay trong bài viết này, Địa Ốc Việt sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự hình thành văn hóa tắm Onsen nổi tiếng Nhật Bản.

Tắm suối nước nóng là gì?

Suối nước nóng là mạch nước ngầm được nung nóng bởi nhiệt độ của lớp vỏ trái đất. Mạch suối được phân bố chủ yếu ở những nơi có núi lửa phun trào. Suối nước nóng tại mỗi quốc gia có những quy định khác nhau tùy thuộc vào điều kiện khí hậu từng khu vực. Riêng Nhật Bản, các chuyên gia quy định những nơi tại đây có mạch nước ngầm chảy ra từ lòng đất trên 25 độ C. Thành phần suối khoáng nóng bao gồm một số chất có lợi cho sức khỏe, theo quy định thì được công nhận là “nước hiếm”.

Về công dụng trị liệu thì không phải suối nước nóng nào cũng có được. Chỉ những dòng suối nước nóng gồm những hàm lượng chất theo quy định mới được coi là suối nước nóng trị liệu.

Suối nước nóng đầu tiên và phương pháp dùng suối nước nóng của người Nhật

Nhật Bản là quốc gia có nhiều núi lửa. Trong đó, ngọn núi lửa được xem là nổi tiếng và là biểu tượng của đất nước này là núi Phú Sĩ. Điều kiện tự nhiên đặc biệt đã tạo ra nhiều mạch nước ngầm nóng, là cơ sở hình thành nên suối nước nóng tại Nhật Bản.

Nguồn gốc về suối nước nóng đầu tiên tại Nhật Bản không có sự ghi chép nào. Nhưng trong cuốn “Nhật Bản thư kỷ” có ghi lại rằng sự tồn tại của “suối nước nóng” đã được biết đến rộng rãi và thời kỳ Nara. Các con suối cổ nhất tại Nhật Bản cũng tập trung tại khu vực phía Tây Nhật Bản bao gồm Dogo Onsen (Ehime), Arima Onsen (Hyogo), Shirahama Onsen (Wakayama). Trong đó, Dogo Onsen là dòng suối nước nóng lâu đời nhất.

Nhưng các truyền thuyết kể về việc các vị thần tìm ra suối nước nóng như thế nào. Nổi bật là câu chuyện về vị thần khai quốc tại Nhật Bản – Okuninushi và thần Sukunahikona Mikoto đã phát hiện ra suối nước nóng. Đó là thời điểm, các thần nhìn thấy 3 chú quạ bị thương đang chữa lành vết thương cạnh 1 con suối. Sau đó, hai vị thần Okuninushi và Sukunahikona Mikoto được xem là hai vị thần đại diện cho suối nước nóng. Các thần được thờ tại các ngôi đền có suối nước nóng trên khắp đất nước Nhật Bản.

Dù vậy, tàn tích và tài liệu khác nhau cho thấy, mối quan hệ giữa người Nhật và suối nước nóng có từ rất lâu. Trong đó, suối khoáng nóng có đấu vết được sử dụng trong tàn tích thời kỳ Jomon khoảng 6000 năm trước tại Kamisuwa Onsen ở Nagano.

Thói quen tắm suối nước nóng của người Nhật được hình thành như thế nào?

Suối nước nóng ưu tiên là nơi để trị bệnh

Ngay từ đầu, vào thời cổ đại ở Nhật Bản, suối nước nóng được xem như một nơi chữa bệnh cho con người. Người dân tại đây quan niệm rằng: khi họ ngâm mình trong dòng suối nóng, các dưỡng chất trong nước tác dụng chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Trong cuốn “Nhật Bản thư kỷ” cũng ghi chép thời điểm vào khoảng nửa đầu đến giữa thế kỷ 7, Thiên hoàng và những người trong hoàng tộc thường đi đến các suối nước nóng. Họ đến đây tắm trong một khoảng thời gian dài (1 tuần hoặc có thể 1 tháng) để chữa bệnh và hỗ trợ trẻ hóa cơ thể. Thói quen tắm suối nước nóng để trị bệnh từ đó dần lan rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Từ giới quý tộc, tăng lữ cho đến các samurai và trở nên phổ biến vào thời kỳ Nara.

Sang đến thời kỳ Muromachi, con người tiến hành thực nghiệm đi sâu vào tính chất và hiệu quả của suối nước nóng. Thời kỳ Chiến quốc với các cuộc chiến tranh liên miên, các lãnh chúa đã tiến hành xây dựng suối nước nóng trên lãnh thổ để trị thương cho binh lính.

Tắm suối nước nóng tương tự như một nghi thức thanh tẩy

Tại Nhật Bản từ thời cổ đại, phương pháp tắm được xem là cách làm sạch tinh thần và cơ thể của con người tại đây. Nghi thức này cũng được thể hiện rõ trong nghi thức thanh tẩy – misogi của Thần đạo. Với các nghi lễ quan trọng được tổ chức tại triều đình, giới quý tộc thức dậy từ rất sớm. Họ tiến hành tắm rửa sạch sẽ cơ thể, tâm hồn trước khi bước ra ngoài. Với tầng lớp bình dân thì có tập tục tắm gọi là “gyosui”.

Sang đến thời Nara, Phật giáo du nhập vào Nhật Bản, hình thức tắm rửa cũng được xem như một nghi thức quan trọng để thanh lọc cơ thể. Nhiều ngôi chùa nổi tiếng như Todaiji và Hokkaiji đã xây dựng các khu tắm suối nước nóng cho tầng lớp bình dân. Từ đây, thói quen tắm rửa dần trở nên phổ biến. Các nhà sư cũng bắt đầu hình thành ý thức đi đến các khu suối nước nóng. Họ không chỉ ngâm mình để phục hồi sức khỏe. Họ còn biến nơi đây trở thành một nơi để giao lưu, trò chuyện với những người ở những tầng lớp khác.

Như vậy, Thần đạo và Phật giáo, người Nhật đều quan niệm ngâm mình trong dòng nước không chỉ giúp tẩy sạch bụi bẩn trên cơ thể mà còn giúp tẩy sạch cả tâm hồn. Thói quen tắm suối nước nóng của người Nhật vì thế cũng bắt nguồn từ quan niệm này.

Suối nước nóng trở thành nơi để thư giãn, ngắm cảnh

Sử dụng suối nước nóng ngày càng phổ biến với người dân sống ở thành thị. Thời Edo, những người tắm suối nước nóng với mục đích chữa bệnh. Nhưng cũng có người đến tắm suối nước nóng để thăm thú, ngắm cảnh. Đây cũng là thời kỳ nhu cầu sử dụng suối nước nóng tăng lên. Dù vậy, rất ít gia đình có điều kiện xây dựng phòng tắm như bây giờ. Cho nên, các nhà tắm công cộng (sento) đã được ra đời và mọi người lui tới đây thường xuyên hơn.

Đến thời Minh Trị, các con suối nước nóng được đặt dưới sự quản lý của chính quyền. Dần dần họ phát triển những khu vực suối nước nóng này thành địa điểm để giải trí, thư giãn. Sau đó, sự phát triển của mạng lưới giao thông và các phương tiện truyền thông giúp mọi người có thể dễ dàng di chuyển đến các địa điểm có suối nước nóng. Những khu vực có suối nước nóng được đầu tư xây dựng quy mô, bài bản hơn. Sự hình thành các nhà trọ suối nước nóng, khu vui chơi xung quanh để thu hút mọi người ghé thăm, khám phá.

(Như Ngọc)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *