Theo giới chuyên gia, nguồn nước khoáng có hàm lượng radon không nhỏ hơn 1nCi/l được xếp vào loại”nước khoáng radon” quý hiếm. Tại nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nước khoáng radon như “báu vật” hay phương pháp chữa bệnh quý giá dành cho con người. Năm 2000, Việt Nam chưa có chuyên gia nào công bố về nước khoáng radon. Nhưng đến khi dự án khoáng nóng tự nhiên Wyndham Thanh Thủy xuất hiện với hàm lượng radon trong khoáng cao, giới đầu tư mới thực sự quan tâm và mong muốn được sở hữu căn hộ khoáng nóng tại đây.

Dự án khoáng nóng tự nhiên Wyndham Thanh Thủy xuất hiện với hàm lượng radon trong khoáng cao

Năm 2000, hội liên hiệp khoa học – địa chất nước khoáng thuộc Tổng hội địa chất Việt Nam đã phát hiện ra nước khoáng radon tại mỏ Thanh Thuỷ lần đầu tiên. Nguồn khoáng tự nhiên được phát hiện tại 3 lỗ khoan khác nhau. Trong đó, hàm lượng radon cao nhất do Viện KHKT hạt nhân đo được tại một lỗ khoan là 5,89nCi/l. Nước khoáng radon phân bố tại 2 vòm địa nhiệt cách nhau 500m.

Nước khoáng nóng radon Thanh Thủy được nghiên cứu có giá trị y học lớn. Các chuyên gia khuyến cáo cần sớm đưa khoáng nóng vào sử dụng một cách hợp lý. Đồng thời, khai thác cũng cần chú ý bảo vệ mỏ để không bị phá hủy.

Phát hiện nước khoáng radon ở Thanh Thủy, Phú Thọ – Việt Nam

Từ lâu, trên thế giới đã biết có một loại nước khoáng chứa hàm lượng cao của khí phóng xạ radon (Rn). Loại nước quý hiếm này chữa được nhiều bệnh mà các loại nước khoáng khác không làm được. Các chuyên gia gọi là “nước khoáng radon”. Trên thế giới có nhiều nước sử dụng nước khoáng radon. Mỗi quốc gia đưa ra một tiêu chuẩn nhất định để phân biệt nước khoáng radon khác nhau. Nhưng căn cứ vào nồng độ Rn hòa tan trong nước, sau đây một số quốc gia tiêu biểu mà có nguồn khoáng nóng tốt mà bạn có thể tham khảo (Bảng 1):

Nước khoáng nóng chưa hàm lượng radon từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà địa chất thủy văn Việt Nam. Họ phát hiện ra tính chất quý giá của loại nước khoáng này. Hơn 30 năm trước, một số tác giả đưa ra đề xuất tiêu chuẩn phân định “nước khoáng Rn”. Họ hy vọng sẽ tìm ra nguồn khoáng nóng chất lượng ở Việt Nam (Cao Thế Dũng-1974; Châu Văn Quỳnh-1976…). Dù vậy, thời điểm ấy họ không thể thực hiện được ước muốn này vì hai nguyên nhân:

Một là: phương tiện phân tích của của nước ta lúc đó chưa cho phép xác định Rn trong nước. Phương pháp luận nghiên cứu nước khoáng Rn cũng chưa được hiểu biết thấu đáo.

Hai là: chúng ta chưa tiếp cận được một nguồn nước khoáng Rn thực sự nào.

Vì thế, nước khoáng Rn vẫn chỉ là “ước mơ” của những nhà địa chất thủy văn có tâm huyết với nghề cùng sự nghiệp phát triển nước khoáng Việt Nam. Để mau biến ước mơ này thành hiện thực, các nghiên cứu khoáng nóng ở Việt Nam chủ đặt ra hạn định nước khoáng Rn với hàm lượng Rn là 1 nCi/l. Chỉ số này được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước đề nghị áp dụng năm 2000.

Năm 2000, Liên hiệp khoa học sản xuất (KHSX) địa chất – nước khoáng đã phối hợp với Sở khoa học, công nghệ và môi trường (KH,CN&MT) tỉnh Phú Thọ tiến hành nghiên cứu nguồn nước khoáng nóng Thanh Thủy. Kết quả cho thấy, nguồn nước khoáng này được đoàn địa chất 303 thuộc Cục địa chất và khoáng sản (Bộ công nghiệp) phát hiện vào năm 1982. Nhờ lỗ khoan mang số hiệu LK101. Một tài liệu chưa rõ xuất xứ nói rằng hàm lượng radi(Ra) trong nước là 14 pCi/l đã khiến chúng tôi chú ý đến nó.

Trong quá trình nghiên cứu nguồn khoáng nóng Thanh Thuỷ, các chuyên gia đã áp dụng kỹ thuật “detector vết” để xác định hàm lượng Rn trong nước. Việc xác định hàm lượng được thực hiện tại Viện KHKT hạt nhân, Hà Nội.

Vào thời điểm tháng 1/2001, các chuyên gia này tiến hành xác định Rn tại LK101 và một lỗ khoan ở gần (LK59). Kết quả nhận về thật sự gây bất ngờ: LK59 có hàm lượng Rn vượt quá tiêu chuẩn “nước khoáng radon”. Vì vậy, họ quyết định nghiên cứu tiếp vào tháng 4/2001. Hướng lựa chọn là tìm Rn tại các trung tâm dị thường địa nhiệt. Lần này các chuyên gia lựa chọn 3 điểm: LK59, ở trung tâm dị thường địa nhiệt phía nam. Đồng thời để kiểm tra kết quả lần trước; LK12, ở trung tâm dị thường địa nhiệt phía bắc và LK20, nằm ở khoảng giữa hai trung tâm địa nhiệt.

Kết quả của quá trình nghiên cứu được phân tích và trình bầy ở 5 mẫu đầu, thứ tự từ 1 đến 5 trong bảng 3.

Kết quả không ngoài những dự đoán lý thuyết: Hàm lượng Rn ở trung tâm dị thường địa nhiệt cao hơn ở bên ngoài. Tuy nhiên có điều chúng tôi không ngờ tới là hàm lượng Rn ở LK12 lại cao hơn cả tiêu chuẩn “nước khoáng radon” của những quốc gia châu Âu ” khó tính” ( họ đặt ra tiêu chuẩn 5nCi/l).

Kết quả phân tích nước khoáng nóng nêu trong bảng 3 có một số đặc điểm:

Thứ nhất: Hàm lượng cao của Rn không phải ngẫu nhiên, mà nó được khẳng định bằng 3 mẫu phân tích.

Thứ hai: Kết quả dễ kiểm tra bằng mắt thường qua các tiêu bản detector vết chúng tôi còn lưu giữ.

Thứ ba: Một trong hai điểm có hàm lượng cao(LK59) đã được phân tích 2 lần để khẳng định nó cao thực sự. Hai lần phân tích đều cho kết quả khác nhau. Đó là vì bản thân Rn là chất khí phóng xạ, cường độ phát tán của nó có thể thay đổi theo thời gian chứ không cố định.

Thứ tư: Kết quả phân tích trên hoàn toàn phù hợp với lý thuyết nguồn gốc Rn. Nó được sinh thành từ các nguyên tố mẹ có trong các đá chứa phóng xạ, di chuyển lên theo các đứt gẫy kiến tạo và phát tán vào nước hoặc không khí bên trên. Nơi có hàm lượng Rn cao phải là nơi phải là nơi có mặt các đứt gãy kiến tạo. Những luận giải về quy luật phân bố nước khoáng tại mỏ Thanh Thuỷ đã chỉ ra: Tâm các dị thường địa nhiệt cao là nơi có mặt các đứt gãy kiến tạo. Chính vì vậy khi lấy mẫu tại tâm dị thường địa nhiệt cao, chúng tôi đã phát hiện được “nước khoáng Rn” thực thụ.

Năm 2002, các chuyên gia lại tiến hành một đợt nghiên cứu hàm lượng Rn trong nước khoáng Thanh Thuỷ. Cùng ới phương pháp “detector vết” do Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân phối hợp thực hiện. Điểm nghiên cứu được lựa chọn bao gồm: 4 lỗ khoan ở dị thường địa nhiệt phía Bắc (các LK: 12,14,61,62) và 1 lỗ khoan ở dị trường địa nhiệt phía Nam (LK54).

Trong đó, LK12 được nghiên cứu lại để đối sánh với kết quả nghiên cứu của năm trước. Kết quả nghiên cứu gồm 5 mẫu cuối trong bảng 3, thứ tự từ 6 đến 10. Kết quả nghiên cứu đợt này vẫn khẳng định những kết luận đã rút ra từ đợt nghiên cứu năm 2001. Lỗ khoan 12 vẫn có hàm lượng Rn cao vượt quá tiêu chuẩn nhiều. Có một phát hiện mới là LK61 nằm cách LK12 chừng 25 m về phía tây, có nhiệt độ cao hơn LK12 chút ít và có hàm lượng Rn cao hơn LK12.

Như vậy, ba đợt nghiên cứu tiến hành trong vòng 2 năm đã khẳng định sự hiện diện của “nước khoáng radon” tại mỏ nước khoáng nóng Thanh Thuỷ. Nước khoáng Rn phân bố tại hai trường dị thường, cách nhau 500 mét theo phương Bắc – Tây Bắc; trường dị thường Rn trùng với trường dị thường địa nhiệt tại mỏ.

Năm 2006, các chuyên gia lại tiến hành một đợt khảo sát mới trên toàn bộ diện tích được dự đoán có phân bố nước khoáng radon. So với kết quả nghiên cứu 5 năm trước thì sự phân bố nước khoáng nóng không biến động nhiều. Vài thay đổi hình dáng các đường đẳng nhiệt do đã có thêm nhều gia đình khai thác nước khoáng tự phát để làm dịch vụ. Việc sử dụng này gây nên sự dịch chuyển các đường đẳng nhiệt. Kết quả nghiên cứu mới được trình bày trên bản đồ.

Đôi nét về giá trị nước khoáng radon

Về công dụng, các chuyên gia chỉ giới thiệu sơ lược một số tác dụng của nước khoáng Rn thông qua các liệu pháp sử dụng nó. Không đi sâu vào vấn đề chỉ định và chống chỉ định của nước khoáng radon. Vấn đề này cần được các chuyên gia y tế cùng phối hợp nghiên cứu trong một đề tài thích hợp.

Trên thế giới hiện nay, viện điều dưỡng có con số khoảng 250 các loại có sử dụng nước khoáng phóng xạ mà chủ yếu là Rn. Tại các nơi này, người ta sử dụng các liệu pháp khác nhau để chữa các bệnh như:

Tắm ngâm: Cơ thể con người khi ngâm toàn thân hay từng bộ phận cơ thể trong nước khoáng này, Rn có thể xuyên qua da, xâm nhập vào máu và truyền đến tận tế bào. Phương pháp trị liệu này cho hiệu quả rất tốt khi hỗ trợ chữa các bệnh về tim mạch, cơ khớp, hệ thần kinh ngoại vi.

Liệu pháp uống: Khi bạn uống nước khoáng Rn với liều lượng thích hợp có tác động mạnh lên cơ thể do đưa được nhiều lượng Rn vào trong máu. Lúc này, cơ thể hấp thụ được nhiều năng lượng bức xạ hơn liệu pháp tắm ngâm Radon trong nước giúp giúp cho sự thay đổi chức năng, tăng cường hoạt động tiết dịnh vị, tăng cường hoạt động của dạ dày, cải thiện sự trao đổi lipit….

Liệu pháp xông hít: phương pháp này có hiệu quả đối với các bệnh về hô hấp, tuần hoàn…

Bơm thụt: người ta thụt, ép nước khoáng Rn thẳng vào trực tràng để điều trị các bệnh đường ruột.

Bơm tưới âm đạo: dùng nước khoáng Rn bơm rửa để chữa một số các bệnh đường sinh dục nữ.

Đắp bùn: Những nơi có bùn khoáng chứa Rn, người ta có thể đắp bùn toàn thân hay đắp từng bộ phận cơ thể. Phương pháp này hỗ trợ chữa các loại bệnh về cơ khớp, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, da liễu…

Trong bảng 2 chúng tôi giới thiệu một số viện điều dưỡng nước khoáng Rn nổi tiếng trên thế giới.

Một số kiến nghị về nước khoáng nóng chưa Radon

Lần đầu tiên ở Việt Nam, các chuyên gia đã thành công tìm ra nước khoáng radon thực thụ. Phát hiện này góp phần quan trọng vào công tác nghiên cứu nước khoáng ở nước ta. Từ phát hiện này, chúng ta sẽ chú ý đến những vùng có điều kiện địa chất, thuỷ văn tương tự để tìm ra nguồn nước khoáng radon quý hiếm khác nữa.

Phát hiện này mở ta một hướng mới trong công tác điều trị, điều dưỡng bằng nước khoáng trong ngành y tế Việt Nam. Như đã nói, nước khoáng radon có giá trị chữa bệnh tốt. Do vậy, chúng ta cần nhanh chóng đưa nguồn nước khoáng này vào khai thác sử dụng. Đây được xem là một đòi hỏi chính đáng của xã hội. Mong rằng trong tương lai gần, các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Thọ và Trung ương sẽ có những đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu nước khoáng Rn ở mỏ Thanh Thủy.

Vấn đề cần lưu tâm nữa cần phải được nhắc đến là việc bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng nóng vô cùng quý giá này. Theo những kết quả điều tra, số lượng lỗ khoan gặp nước khoáng nóng do dân tự khoan đã lên đến con số hơn 200 giếng. Lượng nước khoáng tự nhiên khai thác hàng ngày là con số chưa cơ quan chức năng nào kiểm soát được.

Một số cơ quan nhà nước khai thác nước khoáng tự nhiên phục vụ các mục tiêu xã hội được xem là chính đáng cũng chưa có giấy xin phép khai thác. Việc khai thác bừa bãi gây nên tình trạng lộn xộn, khó quản lý nguồn nước khoáng này. Hệ quả là việc bảo vệ nguồn nước khoáng quý giá đang bỏ ngỏ. Tai hại, chúng ta không bảo vệ nguồn nước khoáng thì rất dễ bị hao mòn, phung phí. Qua bài viết này, các chuyên gia mong muốn các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để có phương pháp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng nóng tự nhiên quý giá của đất nước.

(Như Ngọc)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *