Thị trường bất động sản hiện đang đối mặt với sự hạn chế về tài nguyên đất ở khu vực trung tâm các đô thị lớn. Do vậy, các nhà phát triển dự án đã tập trung phát triển nhiều hơn tại các đô thị vệ tinh, đô thị nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm. Trong đó, bất động sản cửa khẩu đang nổi lên như xu hướng đầu tư hot của tương lai. Các dự án tại đây đều nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư, khiến họ quyết định “ xuống tiền” nhanh chóng để sở hữu.

Đầu tàu phát triển kinh tế – kinh tế cửa khẩu

Kinh tế cửa khẩu là mô hình kinh tế đặc biệt gắn với cửa khẩu quốc tế. Đây là cửa khẩu chính của quốc gia, được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù. Qua đó, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất. Đến nay, Việt Nam có 30 khu kinh tế cửa khẩu nằm ở 21 tỉnh thành.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2022 các khu kinh tế cửa khẩu thu hút trên 575 dự án đầu tư. Tổng vốn đầu tư khoảng 4,5 tỷ USD – một con số khổng lồ. Nhìn lại năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các khu kinh tế cửa khẩu đạt 28,9 tỷ USD. Một số khu kinh tế cửa khẩu có mức thu cao là Đồng Đăng – Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái, Lao Bảo.

Giai đoạn từ 2021 – 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến đưa ra danh sách 8 khu kinh tế cửa khẩu  có nguồn thu cao. Các nơi này được ưu tiên đầu tư, nổi bật là khu kinh tế Đồng Đăng – Lạng Sơn. Mục tiêu xây dựng nơi đây là một khu kinh tế cửa khẩu kiểu mới như một đầu tàu kéo theo sự phát triển kinh tế của vùng.

Siêu đô thị tích hợp – Hình thức phát triển kinh tế cửa khẩu

Các chuyên gia cho biết: mức phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu chia làm 3 mức độ. Mức độ thứ nhất, khu kinh tế cửa khẩu định hình đơn giản như khu giao thương tại biên giới cùng các điều kiện ưu đãi về thuế.

Mức độ thứ hai, kinh tế cửa khẩu là một khu vực kinh tế cung cấp đa dạng các dịch vụ về thương mại, hậu cần nhằm tiến hành các hoạt động đầu tư, sản xuất, gia công.

Cuối cùng, hình thái phát triển cao nhất, khu kinh tế cửa khẩu phát triển tầm đô thị lớn. Tại đây có sự kết nối hài hòa giữa các hoạt động kinh tế – xã hội và môi trường. Các khu vực này được tích hợp đa dạng các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tương ứng với các ngành thương maị, dịch vụ, hậu cần và tích hợp cao với phần còn lại của nền kinh tế.

Theo đó, Lạng Sơn là tỉnh có điểm sáng trong việc phát triển kinh tế vùng biên. Tỉnh đang trong giai đoạn phát triển lên hình thái cao nhất. Sự thay đổi này kéo theo nhu cầu xuất hiện một khu đô thị tích hợp ở Lạng Sơn là cấp bách.

Khu đô thị tích hợp được ví như “viên kim cương xanh” – Apec Diamond Park là một quần thể kiến trúc được kiến tạo với đầy đủ công năng bao gồm: các tiện ích về giải trí, mua sắm, các dịch vụ về giáo dục, y tế, các trung tâm thương mại, siêu thị , trung tâm bảo tồn văn hóa, kinh doanh sầm uất…trong cùng một không gian.

Các công trình như Apec Diamond Park được thiết kế để các cư dân có thể dễ dàng tiếp cận các tiện ích trong khoảng cách đi bộ. Du khách không cần mất nhiều thời gian di chuyển bằng các phương tiện. Với loại hình đô thị tích hợp này cư dân được tận hưởng cuộc sống hạnh phúc với các dịch vụ đẳng cấp, tiết kiệm thời gian và an toàn.

(Như Ngọc)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *