Năm 2022, Lạng Sơn có những bước đột phá vượt bậc về mọi mặt điển hình là đầu tư bất động sản cửa khẩu và kinh doanh là lợi thế. Quá trình đổi mới cùng những nỗ lực mang tính đồng bộ của các sở, ban ngành và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo địa phương đã mang đến diện mạo mới cho tỉnh.

Cụ thể, bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy: Tỉnh Lạng Sơn là địa phương có bước chuyển biến rõ nét nhất về môi trường đầu tư, kinh doanh. Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số PCI năm 2021 của tỉnh Lạng Sơn đạt 63,92 điểm (tăng 1,49 điểm), xếp thứ 36/63 tỉnh, thành phố, tăng 13 bậc so với các năm trước.

Báo cáo PCI Lạng Sơn có 10 chỉ số thành phần tăng điểm gồm: tính năng động của chính quyền tỉnh, chi phí thời gian, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự. Điển hình, tính năng động của chính quyền tỉnh là chỉ số cải thiện mạnh mẽ nhất, xếp thứ 6/63 cả nước, tăng 1,88 điểm, tăng 47 bậc.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn, năm 2022, tỉnh Lạng Sơn đã phục hồi sau những thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra. Những ngành bất động sản, du lịch…khôi phục có tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội và đời sống của nhân dân. Dù vậy, tỉnh luôn bám sát, tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt các giải pháp đảm bảo kịp thời, trọng tâm, trọng điểm, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Chính phủ. Tỉnh áp dụng vừa khắc phục dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Cũng theo đó, Tỉnh đã tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết về việc cải thiện môi trường; đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2021 – 2025. UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành kế hoạch, chỉ đạo các sở, ngành. Đồng thời, UBND các huyện thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; rà soát điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Tỉnh tiến hành xây dựng danh mục gồm 68 dự án để thực hiện xúc tiến thu hút đầu tư vào địa bàn trên các lĩnh vực: hạ tầng khu, cụm công nghiệp, năng lượng; giao thông đô thị; du lịch dịch vụ; nông nghiệp nông thôn… Cùng với đó, đội ngũ cán bộ, công chức viên chức được nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Ông Hồ Phi Dũng, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn cho biết: Vài năm gần đây, UBND tỉnh, các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tăng cường đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp để nắm bắt tình hình và kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc…Vì vậy, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Lạng Sơn được cải thiện rõ nét, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tiếp tục lựa chọn Lạng Sơn để đầu tư. Theo số liệu của UBND tỉnh, từ năm 2021 đến giữa tháng 5/2022, UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đầu tư/chủ trương đầu tư 27 dự án với tổng vốn đăng ký gần 3.900 tỷ đồng.

Theo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, UBND tỉnh Lạng Sơn đề ra mục tiêu tích cực cải thiện chất lượng, tăng điểm các chỉ số thành phần. Nhờ đó, tỉnh đã đưa vị trí xếp hạng PCI của tỉnh Lạng Sơn năm 2022 xếp vào nhóm khá của cả nước. Tỉnh Lạng Sơn quyết tâm năm 2022, 500 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới, giảm 15% số doanh nghiệp giải thể và 10% doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

Cam kết đồng hành với doanh nghiệp để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, Lạng Sơn tiến hành xây dựng và triển khai chương trình chuyển đổi số. Nhờ đó, tỉnh nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Lạng Sơn còn phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện thực hiện mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau. Quá trình xây dựng của Tỉnh còn bao gồm cả thiết bị di động; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng…

Thế mạnh tiềm năng với những dự án hàng đầu tư shophouse cửa khẩu Apec Diamond Park

Ông Nguyễn Việt Thung, Phó Chủ tịch Tập đoàn TMS cũng cho rằng: tỉnh Lạng Sơn với nhiều lợi thế đặc biệt, đang trở thành trung tâm thương mại, bất động sản, du lịch, dịch vụ của vùng Đông Bắc. Thế mạnh tiềm năng với những dự án hàng đầu tư shophouse cửa khẩu Apec Diamond Park, đang nhận được sự quan tâm hàng đầu của giới đầu tư. Dự án nằm cận kề con đường huyết mạch Quốc lộ 1A nối Việt Nam và Trung Quốc. Lạng Sơn hướng tới trở thành đầu mối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và hợp tác kinh tế quốc tế. Tỉnh Lạng Sơn còn gợi nhớ nhờ nhiều danh lam thắng cảnh và địa điểm du lịch nổi tiếng. Tương lai, Lạng Sơn đánh giá là thị trường giàu tiềm năng, có nhiều lợi thế để phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng. Qua đó, tỉnh sẽ thu hút được những nhà đầu tư trong và ngoài nước đầy tiềm năng, khát vọng đến làm ăn với tỉnh nhà, Lạng Sơn sẽ là điểm đến thành công của các nhà đầu tư.

(Như Ngọc)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *