Đường Hoàng Quốc Việt kéo dài theo quy hoạch sẽ là tuyến đường kết nối khu vực Sơn Tây, Ba vì với trung tâm thủ đô. Tuyến đường này có điểm đầu nằm tại nút giao thông giữa đường Hoàng Quốc Việt với Phạm Văn Đồng. Cuối đường giao với quốc lộ 21 tại xã Cổ Đông, Sơn Tây. Ngay trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu quy hoạch tuyến đường nằm trong phạm vi quy hoạch đô thị Hà Nội đến đường Vành đai 4.Quy hoạch tuyến đường Hoàng Quốc Việt kéo dài và trực Hồ Tây – Ba Vì

Quy hoạch tuyến đường Hoàng Quốc Việt kéo dài và trực Hồ Tây – Ba Vì

I – THÔNG TIN TUYẾN ĐƯỜNG HOÀNG QUỐC VIỆT KÉO DÀI

Vị trí: Điểm đầu tại nút giao với đường Phạm Văn Đồng ở cuối đường Hoàng Quốc Việt, điểm cuối tại nút giao với đường Vành đai 4 nằm trên địa phận xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội

Cấp hạng tuyến đường: Đường cấp đô thị (loại đường trục chính đô thị)

Chiều dài: 10km

Quy mô mặt cắt ngang: Phù hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt, tuyến đường có bề rộng mặt cắt ngang đường B=40m, các thành phần chính của mặt cắt ngang đường gồm:

+ Vỉa hè hai bên, mỗi bên rộng 7,25m: 2 x 7,25m =14,50m.

+ Dải phân cách trung tâm rộng 3m .

+ Phần đường xe chạy hai bên,mỗi bên rộng 11,25m: 2 x 11,25m = 22,50m.

+ Riêng phần đường chạy qua huyện Hoài Đức theo quy hoạch được tách làm 2 con đường riêng chạy song song với nhau, khớp nối tại nút giao với đường vành đai 4.

Giao cắt với các tuyến đường: Quốc lộ 32 và đường Văn Tiến Dũng tại vị trí nút giao hiện tại, đường 70, đường vành đai 3.5, đường liên huyện Hoài Đức, đường nối 3 phân khu đô thị S1, S2, S3; đường vành đai 4.

Trên đây là lý thuyết quy hoạch đường Hoàng Quốc Việt kéo dài do UBND TP Hà Nội  & Tổng công ty CP Sông Hồng lập dự án Đầu tư xây dựng. Và đường Hoàng Quốc Việt kéo dài là phần đầu của trục Hồ Tây – Ba Vì.

Nhưng dự án này có rất nhiều tranh cãi do:

1.Hiện nhu cầu xây đơn vị hành chính tại Ba Vì là không phù hợp và không còn cần thiết nữa nên tuyến đường này cũng cần xem lại có cần thiết không

  1. Dự án có đoạn gây ra kiện cáo rất nhiều (gửi lên cả thủ tướng) là Từ đoạn đầu (Ngã 3 Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng) đến đoạn cắt với đường 32 tại Đường Văn Tiến Dũng (kéo dài) do đi qua các khu nhà ở sau:

Xuyên qua nhiều khu dự án tái định cư (có dự án do Thủ tướng Phan Văn Khải phê duyệt)

Tập thể Học viện Tài chính (Cư dân đã sống ổn định gần 20 năm)

Phá bỏ Học viện Tư pháp (vừa xây dựng), trường THPT Phú Diễn, trường Trung cấp in Hà Nội và nhiều dự án, công trình quan trọng khác.

II – TRỤC HỒ TÂY – BA VÌ

Đây là truc đường hiện chưa có kế hoạch triển khai và theo quy hoạch trước trục này chỉ tính từ vành đai 4 đến Sơn Tây nhưng hiện nay có đoạn gây tranh cãi là đi từ vành đai 4 về Phạm Văn Đồng rồi kết nối với đường Hoàng Quốc Việt (Chính là đoạn đường Hoàng Quốc Việt kéo dài).

Hiện có các luồng ý kiến sau:

Trong văn bản gửi Thủ tướng, Hà Nội cho rằng, khi đã khẳng định không xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia mới tại Ba Vì. Việc xây dựng trục Hồ Tây – Ba Vì không có ý nghĩa về công năng và về kinh tế – chính trị – xã hội.

Tiếp đó, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, trong văn bản góp ý với đồ án cũng cho rằng, việc chọn địa điểm Ba Vì để dự trữ cho khu xây dựng các công trình của các bộ, ngành là không có cơ sở cả về khí hậu, đất đai, tính chất, cảnh quan và tính xã hội nhân văn. Chính vì vậy trục Hồ Tây – Ba Vì không còn cơ sở để tồn tại trong đồ án.

Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cũng nhấn mạnh, đề xuất làm đường Hồ Tây – Ba Vì còn thiếu căn cứ khoa học nhất là khi chúng ta đang tập trung đầu tư xây dựng Đại lộ Thăng Long, đường mới Tây Thăng Long, đường sắt Láng – Hòa Lạc, nâng cấp đường 32. Trong khi dự báo tăng dân số của đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Sơn Tây lên đến gần một triệu người là không có cơ sở.

(theo aeland)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *